PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA MỘT SỐ THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP

19/01/2024

- Căn cứ Quyết định số 29/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngày 05/01/2022 của Bộ Y tế

- Nhằm mục tiêu triển khai hoạt động giám sát ADR tại bệnh viện đạt hiệu quả, Khoa Dược xin thông tin thuốc một số phản ứng có hại thường gặp (ADR > 1/100) của một số thuốc điều trị tăng huyết áp:

Nhóm thuốc

Thuốc

ADR thường gặp

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Ức chế men chuyển

(ACEIs: Angiotensin converting enzyme inhibitors)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Imidapril

Đau đầu, chóng mặt, mệt, ngủ gà, ho khan, buồn nôn.

Ho khan thường mất đi khi ngừng thuốc

Perindopril

 

- Chuột rút, ngứa, nổi mẩn, ho, khó thở, chóng mặt, đau đầu, dị cảm, ù tai, rối loạn thị giác, đau bụng, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, rối loạn vị giác, khó tiêu, suy nhược.

- Hạ huyết áp

Nếu có biểu hiện tụt huyết áp, nên đặt bệnh nhân nằm ngửa. Nếu hạ huyết áp nặng, cân nhắc truyền dung dịch NaCl 0,9%. Có thể tiếp tục dùng thuốc sau khi đã khôi phục thể tích tuần hoàn và huyết áp

Lisinopril

- Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi

- Ho khan và kéo dài

Ho (chiếm tỉ lệ 5 – 20% người bệnh): Thường gặp trong tuần đầu điều trị, sẽ mất trong vòng vài ngày sau khi ngừng thuốc.

Enalapril

- Nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ, dị cảm, loạn cảm.

- Rối loạn vị giác, ỉa chảy, buồn nôn, nôn và đau bụng.

- Phù mạch, hạ huyết áp nặng, hạ huyết áp tư thế đứng, ngất, đánh trống ngực và đau ngực

- Phát ban

- Ho khan, có thể do tăng kinin ở mô hoặc prostaglandin ở phổi.

- Suy thận

- Khi bắt đầu điều trị, nên dùng với liều thấp và kiểm tra nồng độ natri huyết thanh.

- Có thể xảy ra phù mạch, đặc biệt sau khi dùng liều enalapril đầu tiên, và nếu có thêm phù thanh quản có thể gây tử vong. Cần thông báo cho người bệnh về những dấu hiệu và triệu chứng của phù mạch (phù mặt, mắt, môi, lưỡi, hoặc khó thở), khi thấy có triệu chứng này phải ngừng dùng thuốc và thông báo ngay cho bác sỹ. Điều trị phù mạch ở lưỡi, thanh môn hoặc thanh quản, bao gồm các biện pháp sau: Ngừng dùng enalapril và nhập viện; tiêm adrenalin dưới da; tiêm tĩnh mạch diphenhydramin hydroclorid; tiêm tĩnh mạch hydrocortison.

- Phải theo dõi huyết áp và chức năng thận chặt chẽ trước và sau khi bắt đầu điều trị. Khi có hạ huyết áp nặng, truyền tĩnh mạch NaCl 0,9%. Ở người suy thận, cần theo dõi nồng độ kali huyết.

Chẹn thụ thể angiotensin II

(ARBs: Angiotensin II receptor blockers)

Losartan

Thiếu máu, chóng mặt, mất thăng bằng, hạ huyết áp, suy giảm chức năng thận, suy thận, suy nhược, mệt mỏi, tăng kali huyết, tăng urê huyết, tăng creatinin huyết, hạ glucose huyết.

Theo dõi sát các ADR để xử trí kịp thời. Xem xét ngừng thuốc và sử dụng các thuốc thay thế.

Valsartan

- Hạ huyết áp, hạ huyết áp tư thế

- Chóng mặt, chóng mặt khi thay đổi tư thế

- Giảm chức năng thận và suy thận

Theo dõi sát các ADR để xử trí kịp thời. Xem xét ngừng thuốc và sử dụng các thuốc khác thay thế.

Irbesartan

Chóng mặt, chóng mặt khi thay đổi tư thế, hạ huyết áp tư thế, nôn/buồn nôn, đau cơ xương, mệt mỏi.

Theo dõi sát các ADR để xử trí kịp thời. Xem xét ngừng thuốc và sử dụng các thuốc khác thay thế.

Chẹn beta giao cảm (beta blockers)

Bisoprolol

 

- Chậm nhịp tim (trên bệnh nhân suy tim)

- Ỉa chảy, nôn, buồn nôn, táo bón.

- Xấu đi tình trạng suy tim trên bệnh nhân suy tim mạn, lạnh đầu chi, hạ huyết áp trên bệnh nhân có tăng huyết áp.

- Chóng mặt, đau đầu.

- Suy nhược ở bệnh nhân suy tim, mệt mỏi.

Ngừng thuốc và điều trị hỗ trợ và triệu chứng.

- Nhịp tim chậm: tiêm tĩnh mạch atropin. Nếu đáp ứng không đầy đủ, có thể dùng một số thuốc khác có tác dụng làm tăng nhịp tim. Trong một số trường hợp, đặt máy tạo nhịp tim tạm thời để kích thích tăng nhịp.

- Hạ huyết áp: truyền dịch tĩnh mạch và dùng các thuốc tăng huyết áp (một số thuốc chủ vận alpha-adenergic). Có thể dùng glucagon tiêm tĩnh mạch.

- Suy tim sung huyết: thực hiện biện pháp thông thường (dùng digitalis, thuốc lợi tiểu, thuốc làm tăng lực co cơ, thuốc giãn mạch).

Chẹn kênh calci (CCB: calcium channel blockers)

Diltiazem

 

Ngứa, rát bỏng tại nơi tiêm, đau đầu, chóng mặt, ngủ gà, buồn nôn, nôn, chán ăn, hạ huyết áp và hạ huyết áp không triệu chứng thường gặp đối với diltiazem tiêm tĩnh mạch.

Tụt huyết áp: Đặt bệnh nhân ở tư thế Trendelenburg, tăng thể tích huyết tương.

Amlodipin

Phù cổ chân, nhức đầu, chóng mặt, đỏ bừng mặt và có cảm giác nóng, mệt mỏi, suy nhược, đánh trống ngực, chuột rút, buồn nôn, đau bụng, khó tiêu, khó thở.

 

Thuốc lợi tiểu

Furosemide

- Giảm thể tích máu trong trường hợp điều trị liều cao, hạ huyết áp tư thế.

- Mất cân bằng nước và điện giải: giảm kali huyết, giảm natri huyết, giảm magnesi huyết, giảm calci huyết, nhiễm kiềm giảm clor huyết.

- Kiểm tra thường xuyên điện giải đồ. Bổ sung kali hoặc dùng kèm với thuốc lợi tiểu giữ kali khi người bệnh có nguy cơ cao hạ kali huyết. Tránh tiêm bắp hoặc tĩnh mạch nhanh và vượt quá liều thông thường điều trị 20 - 40 mg để giảm bớt nguy cơ gây ù tai, giảm thính lực, điếc.

- Giảm liều hoặc ngừng điều trị nếu ADR ở mức độ trung bình hoặc nặng.

Spironolacton

- Mệt mỏi, nhức đầu, ngủ gà, lú lẫn, ngứa, phát ban, tăng prolactin, vú to đàn ông, chảy sữa nhiều, rối loạn kinh nguyệt, mất kinh, chảy máu sau mãn kinh, liệt dương, rậm lông, tiêu chảy, buồn nôn, chán ăn, đau quặn bụng, co thắt cơ, ngất.

- Tăng kali huyết, tổn thương thận cấp.

- Tăng kali huyết có thay đổi điện tâm đồ: tiêm tĩnh mạch natri bicarbonat, calci clorid và/hoặc uống hay truyền glucose với một chế phẩm insulin tác dụng nhanh để giảm nồng độ kali huyết; cho uống nhựa trao đổi ion (natri polystyren sulfonat) để thu giữ các ion kali, làm giảm nồng độ kali huyết. Bệnh nhân bị tăng kali huyết liên tục, có thể cần thẩm tách.

Hydrochlorothiazid

- Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu.

- Hạ huyết áp thế đứng.

- Giảm kali huyết, tăng acid uric huyết, tăng glucose huyết, tăng lipid huyết (ở liều cao).

- Mất nước và điện giải có thể gây hạ huyết áp, kiềm chuyển hóa, hạ kali huyết, natri huyết. Cần kiểm tra điện giải đồ và bù lại lượng nước và điện giải đã mất.

- Người có bệnh mạch vành, bệnh tim thiếu máu cục bộ rất nhạy cảm với mất kali và có nguy cơ loạn nhịp. Nồng độ kali huyết thanh dưới 30 mEq/lít là có nguy cơ cao → Kiểm tra điện giải và bù kali. Sử dụng thuốc lợi tiểu liều thấp

Indapamid

- Mệt mỏi, yếu cơ, đau đầu, chóng mặt hoa mắt, lo âu, bồn chồn, chán ăn, buồn nôn, nôn, táo bón, ỉa chảy, khó chịu ở dạ dày, mờ mắt.

- Rối loạn điện giải thể dịch (giảm Kali huyết, giảm Natri huyết hoặc nhiễm kiềm do giảm clo huyết.

- Xác định nồng độ các chất điện giải trong huyết thanh đặc biệt đối với ion natri, kali, clorid và bicarbonat

- Giảm kali huyết: duy trì nồng độ bình thường ở huyết thanh và điều trị bổ sung kali nếu cần.

- Định kỳ xác định chức năng thận (nitrogenurê huyết, creatinin huyết thanh)

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Dược thư Quốc gia Việt Nam 2022

 

Hoạt động khoa dược Mới Nhất

Không tìm thấy nội dung

Hoạt động khoa dược Nổi Bật

Chưa có Hoạt động khoa dược Nổi Bật

Hoạt Động Mới Nhất
Hướng dẫn sử dụng thuốc alteplase 50 mg
Hướng dẫn sử dụng thuốc alteplase 50 mg

Hoạt Động Nổi Bật

Chưa có Hoạt Động Nổi Bật

Xem
Kết Quả