PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

26/01/2024

THÔNG TIN THUỐC

PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

- Căn cứ Quyết định số 29/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngày 05/01/2022 của Bộ Y tế

- Nhằm mục tiêu triển khai hoạt động giám sát ADR tại bệnh viện đạt hiệu quả, Khoa Dược xin thông tin thuốc một số phản ứng có hại của thuốc điều trị đái tháo đường có tại khoa Dược:

Nhóm thuốc/Thuốc

ADR

Dấu hiệu/triệu chứng

Phòng ngừa/Xử trí

Insulin

 

Hạ đường huyết

 

Run, vã mồ hôi, đói cồn cào, nhức đầu, nhìn đôi,…

- Đối với hạ glucose nhẹ: tốt nhất là cho qua miệng 10 - 20 g glucose, hoặc bất cứ thức ăn dạng carbohydrat chứa glucose như nước cam hoặc nước quả, đường, đường phèn... Liều lượng có thể lặp lại 15 phút sau nếu glucose huyết vẫn dưới 70 mg/dl (tự đo) hoặc vẫn còn triệu chứng của hạ glucose huyết. Một khi glucose huyết trở lại bình thường, nên ăn một bữa nếu gần đến giờ ăn hoặc ăn một bữa phụ.

Phản ứng dị ứng

- Phản ứng tại chỗ: xuất hiện các vết mẩn đỏ, phù hoặc ngứa tại vị trí tiêm và sẽ hết sau vài ngày đến vài tuần. Phản ứng này có thể liên quan đến yếu tố khác (các chất sát khuẩn gây kích ứng, tiêm quá nông, dị ứng với các thành phần là chất bảo quản).

- Phản ứng toàn thân: hiếm gặp hơn, có thể liên quan đến insulin hoặc metacresol. Hai chất này có thể gây phản ứng toàn thân, như cơn khó thở, thở khò khè, hạ huyết áp, tăng nhịp tim hoặc vã mồ hôi.

Trong một số trường hợp, chỉ cần điều trị bằng thuốc kháng histamin nhưng đa phần cần điều trị bằng adrenalin và glucocorticoid tiêm tĩnh mạch.

Loạn dưỡng lipid

Có thể hạn chế nguy cơ loạn dưỡng lipid (tăng sinh hoặc teo lớp mỡ dưới da)

Thường xuyên thay đổi vị trí tiêm.

HÓM SULFONYLUREA

- Gliclazide

- Glibenclamide

- Glimepirid

Hạ đường huyết

Run, vã mồ hôi, đói cồn cào, nhức đầu, nhìn đôi,…

- Gliclazid ít gây hạ đường huyết hơn so với các SU khác.

- Hướng dẫn người bệnh tuân thủ chế độ ăn uống, không bỏ bữa và cách nhận biết các triệu chứng của hạ đường huyết và cách xử trí hạ đường huyết

Rối loạn tiêu hóa

Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy

Uống thuốc cùng bữa ăn hoặc ngay sau miếng ăn đầu tiên

Tăng cân

Tăng cân

Chế độ ăn hợp lý.

NHÓM MEGLITINIDE (GLINIDES)

- Repaglinid

- Nateglinid

 

 

Hạ đường huyết

Run, vã mồ hôi, đói cồn cào, nhức đầu, nhìn đôi,…

- Trên người bệnh suy gan hoặc suy thận nặng, thuốc có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết, cần phải điều chỉnh liều

- Hướng dẫn người bệnh tuân thủ chế độ ăn uống, không bỏ bữa, cách nhận biết các triệu chứng của hạ đường huyết và cách xử trí hạ đường huyết

NHÓM BIGUANIDE

Metformin

Rối loạn tiêu hóa

Buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy

Có thể hạn chế bằng cách dùng liều thấp sau đó tăng dần, uống sau bữa ăn hoặc dùng dạng phóng thích chậm

Nhiễm acid lactic (mức độ nghiêm trọng)

Tăng thông khí, nhịp tim nhanh, giảm nhận thức nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng, loạn nhịp hoặc chậm nhịp do nhiễm toan và tăng kali máu

- Nhiễm toan lactic cần được điều trị hồi sức tại khoa điều trị tích cực.

- Có thể điều chỉnh pH máu bằng truyền dung dịch bicarbonat. Lọc máu cho phép loại bỏ acid lactic thừa, metformin và kiểm soát thể tích tuần hoàn. Một số biện pháp khác có thể cần thiết bao gồm thay máu, dùng thuốc giãn mạch, sử dụng insulin, …

NHÓM ỨC
CHẾ MEN
a- GLUCOSIDASE

- Acarbose

Rối loạn đường tiêu hoá

Sình bụng, đầy hơi, tiêu chảy

Dùng thuốc ngay khi bắt đầu ăn

NHÓM THUỐC ỨC CHẾ DPP-4

- SitaglipLn

- Vildagliptin

- Saxagliptin

- Linagliptin

Có thể gây dị ứng

Ngứa, nổi mề đay, phù

Ngưng dùng thuốc, đánh giá người bệnh, có thể xem xét chuyển thuốc khác thay thế

Viêm hầu họng,

nhiễm khuẩn hô hấp trên

Viêm hầu họng, nhiễm khuẩn hô hấp trên

Theo dõi các triệu chứng cảm lạnh, đau họng, ngạt mũi, chảy mũi

Đau khớp (mức độ nghiêm trọng)

 

Đau khớp dữ dội và kéo dài đã được báo cáo với thuốc ức chế DPP-4 có thể khởi phát từ ngày đến nhiều năm sau khi bắt đầu sử dụng; có thể cần phải ngừng thuốc

Nhiễm khuẩn tiết niệu (saxagliptin)

 

Theo dõi các triệu chứng của nhiễm trùng tiết niệu như: có máu trong nước tiểu, cảm giác đau, nóng rát khi tiểu, đi tiểu nhiều lần, sốt, đau vùng dưới dạ dày hoặc vùng chậu,...

Viêm gan (vildagliptin)

 

Xét nghiệm chức năng gan trước khi bắt đầu và định kỳ mỗi 3 tháng trong năm đầu tiên và định kỳ hàng năm sau đó

Viêm tụy cấp (mức

độ nghiêm trọng)

 

Hướng dẫn người bệnh nhận biết triệu chứng đặc trưng của viêm tụy cấp: đau bụng dữ dội và liên tục.

Nếu nghi ngờ viêm tụy, nên ngưng dùng thuốc (viêm tụy được ghi nhận hồi phục sau khi ngưng dùng thuốc)

ỨC CHẾ SGLT2

- Dapagliflozin

- Empagliflozin

- Canagliflozin

- Ertuglifozin

Nhiễm nấm đường tiết niệu - sinh dục

 

Thường xảy ra hơn ở nữ và người bệnh có tiền sử bệnh. Hầu hết mức độ từ nhẹ đến trung bình, người bệnh đáp ứng với điều trị bằng phác đồ điều trị chuẩn và hiếm khi phải ngưng điều trị.

Nhiễm khuẩn tiết niệu

 

Thường xảy ra hơn ở nữ và người bệnh có tiền sử bệnh. Hầu hết nhiễm khuẩn từ nhẹ đến trung bình, người bệnh đáp ứng với điều trị bằng phác đồ điều trị chuẩn và hiếm khi phải ngưng điều trị.

Nhiễm toan ceton (mức độ nghiêm trọng

 

- Khi người bệnh có những dấu hiệu buồn nôn, nôn ói, đau bụng, mệt mỏi và thở nhanh, nên được đánh giá về nhiễm toan ceton (ngay cả khi glucose huyết < 14mmol/l). Nếu nghi ngờ nhiễm toan ceton, nên xem xét tạm ngưng sử dụng thuốc và đánh giá người bệnh kịp thời.

- Không sử dụng thuốc này ở ĐTĐ típ 1 và thận trọng nếu nghi ngờ người bệnh ĐTĐ típ 2 thiếu hụt trầm trọng insulin.

Rối loạn tiêu hóa

Buồn nôn, nôn, tiêu

chảy

Có thể giảm dần và tự hết theo thời gian điều trị, có thể điều chỉnh tăng liều dần

 TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.      Dược thư Quốc gia Việt Nam 2022.

2.      Bộ Y tế (2020), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2.

3.      Tờ hướng dẫn sử dụng Novomix 30 flexpen.

4.      Tờ hướng dẫn sử dụng Toujeo Solostar 300U/ml.

5.      Tờ hướng dẫn sử dụng Metformin Stella 850, Medsav 100.

6.      Tờ hướng dẫn sử dụng Galvus Met 50mg/850mg

7.      Tờ hướng dẫn sử dụng Trajenta 5mg.

 

Hoạt động khoa dược Mới Nhất

Không tìm thấy nội dung

Hoạt động khoa dược Nổi Bật

Chưa có Hoạt động khoa dược Nổi Bật

Hoạt Động Mới Nhất
Hướng dẫn sử dụng thuốc alteplase 50 mg
Hướng dẫn sử dụng thuốc alteplase 50 mg

Hoạt Động Nổi Bật

Chưa có Hoạt Động Nổi Bật

Xem
Kết Quả